Quyết cưới tình trẻ 36 tuổi, bà cụ 81 tuổi đón “tin vui”, hé lộ đời sống riêng gây sốc
Quyết đến với chàng trai 36 tuổi, bà cụ 81 tuổi bất chấp dư luận, thậm chí cả gia đình
Nhiều người nói rằng, tình yêu là không có tuổi. Chỉ cần có tình yêu thực sự thì mọi rào cản về giới tính, tuổi tác đều không có nghĩa lý gì. Thế nhưng, khi câu chuyện một cụ bà 81 tuổi người Anh lại yêu say đắm một chàng trai 36 tuổi người Ai Cập và cũng được anh này đáp lại nồng nhiệt, thì nhiều người tỏ ra hoài nghi, thậm chí nghĩ cặp đôi đến với nhau không phải vì tình yêu.
Được biết, bà Iris Jones, tới từ Weston-super-Mare, một thị trấn ven biển của vùng Somerset, Anh đã quen biết anh chàng đẹp trai người Ai Cập, Mohamed Ahmed, 36 tuổi khi cùng tham gia một hội nhóm trên Facebook.
Sau đó, họ thường xuyên giữ liên lạc và đã nảy sinh tình cảm với nhau. Vào đầu năm nay, bà Iris đã có chuyến đi dài ngày kéo dài tới 3 tháng tại Ai Cập. Và trong khoảng thời gian này, bà cụ 81 tuổi đã nhận ra đối phương đúng là một nửa đích thực của mình.
Bà Iris và anh Mohammed tại Ai Cập hồi đầu năm nay.
“Tôi đã không nghĩ chuyện này lại xảy ra ở độ tuổi của tôi, đó chính là việc yêu sâu sắc một người chỉ bằng nửa tuổi của mình. Thế nhưng, quả là bạn không thể quyết định được mình sẽ yêu ai.
Trong tình yêu, tuổi tác chẳng có ý nghĩa gì. Tôi đã vô cùng hạnh phúc khi chúng tôi ở bên nhau và cực kỳ đau khổ khi chia xa”, bà Iris tâm sự về chuyện tình yêu của mình.
Tuy nhiên, vào tháng 1 năm nay, 2 người con trai của bà Iris là Stephen Jones, 54 tuổi và Darren Jones, 53 tuổi đều phản đối tình yêu của mẹ vì cho rằng khoảng cách tuổi tác giữa họ là quá lớn.
Sau đám cưới 1 tháng với tình trẻ kém 45 tuổi, cụ bà 81 tuổi đón nhận “tin vui”
Hồi tháng 1 năm nay, bà Iris đã khiến 2 người dẫn chương trình This Morning của Kênh ITV, là Holly Willoughby và Philip Schofield “tá hỏa” khi tiết lộ bà đã dùng hết cả lọ kem KY jelly trong đêm đầu tiên gần gũi Mohammed.
Sau cuộc phỏng vấn của bà Iris với chương trình This Morning nói trên, anh Stephen - con trai lớn của bà Iris đã tâm sự với tờ the Sun rằng mối quan hệ của mẹ anh đã khiến gia đình an rạn nứt, và anh Stephen đã thề rằng sẽ không bao giờ gọi Mohammed là bố dượng.
Bất chấp mọi lời dị nghị, mọi rào cản, bà Iris vẫn quyết tâm đến với tình yêu của đời mình, và đã làm đám cưới với anh Mohammed vào tháng 11 vừa qua.
Tuy nhiên, một tin tốt lành đã đến với bà Iris khi bà cho biết, giờ đây, hai người con trai của bà đã phải chấp nhận chuyện tình cảm của mẹ với anh chàng 36 tuổi người Ai Cập, vì “tình yêu của chúng tôi là có thật”.
Anh Stephen Jones, con trai lớn của bà Iris Jones.
“Giờ đây các con trai của tôi đã phải chấp nhận một sự thật rằng tình yêu này của chúng tôi là thật. Chúng tôi thật sự yêu thương lẫn nhau”, bà Iris vui mừng chia sẻ.
Vào tháng 1 năm nay, bà Iris đã khiến những người dẫn chương trình This Morning của đài ITV sốc khi tiết lộ cuộc sống chăn gối của mình và tình trẻ.
Tuy nhiên, do anh Mohammed vẫn chưa thể hoàn thành các thủ tục cần thiết để chuyển tới Anh nên bà Iris Jones cho biết bà phải đón Giáng sinh 2020 cùng gia đình anh con trai Stephen, con dâu và cháu, mà không thể ở bên chồng mới cưới Mohammed.
“Tôi sẽ đón Giáng sinh với Stephen, vợ của nó cùng cháu của tôi. Nhưng tôi sẽ vẫn đeo khẩu trang và không chạm vào bất kỳ bề mặt nào. Tôi không muốn bị cách ly đâu”, bà Iris phát biểu với tờ The Mirror thời điểm trước lễ Giáng sinh.
Bà Iris và anh Mohammed tại đám cưới vào tháng 11 năm nay của họ.
Được biết, đầu năm nay, bà Iris đã ở bên Mohammed tới tận 3 tháng ở Ai Cập, song bà cho biết thời tiết nóng bức ở đây không tốt cho sức khỏe của bà.
Từ khi trở về nhà của mình ở Weston-super-Mare vào ngày 11/12 năm nay, bà Iris tiết lộ bà đang tìm cách bán căn nhà của mình ở đây để có thể chuyển tới Bristol hoặc Birmingham cùng Mohammed khi anh này xin được visa sang Anh.
“Tôi đã bảo Mohammed rằng anh ấy phải tới đây để gặp tôi, nhưng nếu anh ấy không xin được visa thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Anh ấy muốn tới đây để chăm sóc tôi. Tất cả những gì chúng tôi muốn là được ở bên nhau”, bà Iris khẳng định.
Theo The Sun
Chú chó thông minh nhiều lần cứu mạng cụ bà bị liệt chăm con bại não
Dân trí Trong ngôi nhà cũ nát chỉ có 2 mẹ con, người mẹ 81 tuổi liệt nửa người chăm con bại não nằm một chỗ, có lần cụ bị ngã không biết kêu ai, may nhờ chú chó thông minh chạy ra đường “gọi” người cứu chủ.
Thấy cụ Đức gom những hạt cơm vương trên giường vừa rơi ra từ miệng đứa con trai bị bại não nằm liệt một chỗ, con chó vẫn theo sát chủ như hình với bóng lững thững đi đến đón nhận một cách ngon lành.
Ôm lấy cổ con chó, cụ Đức ứa nước mắt kể: “Cái Cún (tên con chó) này ngoan lắm, thông minh lắm, mấy lần nó cứu tôi rồi đấy. Khi tôi ngã, nhà chẳng có ai để kêu cứu, nó chạy ra đường sủa ầm lên tìm người đến giúp nên tôi mới được sống đến ngày hôm nay. Giờ cơm cho mẹ con tôi còn không có đủ mà ăn, giữ nó lại thì để sợ có ngày nó chết đói, mà bán nó đi thì lại tội nghiệp, không đành…”.
Mẹ liệt nửa người lết từng bước khó nhọc chăm con bại não mơ bữa cơm có thịt
Được tận mắt chứng kiến cuộc sống của 2 mẹ con cụ Nguyễn Thị Đức, (ở thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang), tôi đã không thể cầm được lòng mình. Cứ đưa máy quay lên thì nước mắt lại nhòe đi, năm lần bảy lượt nâng lên rồi hạ ống kính xuống, cuối cùng tôi cũng ghi được vài hình ảnh cuộc sống vô cùng cơ cực của mẹ con cụ Đức.
Ngôi nhà cũ mục, bốn bức tường bong tróc, nham nhở như người bị ghẻ lở của cụ Đức nằm sâu trong thôn Lạc Yên 2. Chúng tôi vừa bước chân vào nhà qua bậc thềm đầy rêu mốc, thì mùi xú uế sực lên nồng nặc. Trên chiếc giường bừa bộn chăn chiếu là một hình hài co quắp, miệng không ngừng la hét.
Cụ bà 81 tuổi liệt nửa người này hiện là chỗ dựa duy nhất của người con trai 41 tuổi liệt bẩm sinh
Cụ Đức cũng vừa lết đến bên giường, với cái tay trái còn lành lặn, cụ bà 81 tuổi loay hoay không biết phải làm thế nào để vệ sinh, thay quần cho con trai. Trời thì rét căm căm mà trán cụ rịn mồ hôi, cụ hổn hển nói: “Khổ quá, em nó lại bĩnh ra giường rồi, chưa có nước nóng để lau rửa cho nó, nên em nó cứ hét lên…”. Thấy vậy, chị cán bộ xã trong đoàn công tác vội chạy tới giúp cụ.
“Sau trận tai biến, nửa người bên phải tôi bị liệt. Chỉ còn một tay, nên vệ sinh cho em nó phải mất cả tiếng đồng hồ. Cũng vì thế mà mấy hôm trước em nó bị cảm lạnh tưởng chết. Tôi mà chết đi rồi, thì ai sẽ lo cho thằng bé… “. Nói rồi, cụ Đức nhìn đăm đăm xuống nền nhà ẩm mốc, mắt đỏ hoe.
Cuộc sống cư cực của mẹ con cụ Đức trong đói nghèo.
Có lẽ hồi ức về cuộc đời cơ cực, sóng gió khiến cụ bà 81 tuổi ứa nước mắt: Năm 1957, cụ Đức kết hôn với cụ Nguyễn Thanh Nhàn cùng xã. Không lâu sau ngày cưới cụ Nhàn lên đường tòng quân, chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Chuyển quân liên miên, nên anh bộ đội cụ Hồ - Nguyễn Thanh Nhàn hiếm khi được về thăm nhà. Cũng vì thế mà 2 cụ chưa có con chung. Năm 1971, cụ Nhàn hy sinh, cụ Đức một lòng thờ chồng, phụng dưỡng bố mẹ chồng mà nhất quyết không tái giá.
Năm 1975, thương con dâu hằng đêm cứ vò võ một mình. Mẹ chồng động viên cụ Đức đi bước nữa với người đàn ông góa vợ Đỗ Văn Sang. Rồi cụ sinh được 2 người con là Đỗ Thị Định (sinh năm 1975) và Đỗ Văn Hưng (sinh năm 1979).
Chị Định lấy chồng cách nhà hơn chục cây số, hoàn cảnh gia đình khó khăn lại đẻ liền 4 đứa con, nên cả năm chỉ về nhà thăm mẹ, thăm em được vài lần. Anh Hưng từ khi sinh ra bị bại não bẩm sinh, liệt hoàn toàn, hơn 40 năm nay chỉ nằm một chỗ, la hét…
Sống gần trọn cuộc đời, cụ Đức vẫn mơ có được một bữa ăn ngon
Đầu năm 2008, cụ Đức bị tai biến liệt nửa người bên phải. Đến tự phục vụ bản thân còn khó, nên việc lo toan cho cuộc sống gia đình và chăm sóc đứa con tật nguyền dồn lên vai người chồng Đỗ Văn Sang. Năm 2018, cụ Sang bị tai biến đột ngột qua đời. Không còn cách nào khác, cụ Đức phải gồng mình lên để sống, để chăm sóc đứa con tật nguyền.
Bao năm nay, cuộc sống của 2 con người khốn khổ này chỉ còn biết dựa vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi. Dựa vào lòng tốt của bà con lối xóm và sự cảm thông của người đời… với bữa cơm, bữa cháo lay lắt qua ngày.
Ngôi nhà đã quá xuống cấp của mẹ con cụ
Cụ bảo, nhiều hôm hết gạo, chân không lết đi đâu được, hai mẹ con đành nhịn đói. Đã từ rất lâu rồi, bữa cơm của mẹ con cụ không có thịt.
Cụ vừa kể chuyện với chúng tôi trong tiếng hét lên của người con, bọt mồm, bọt mép sùi ra ướt cả vào tấm chăn sờn rách. Chợt nhớ ra, đã quá trưa mà con trai vẫn chưa có cái gì vào bụng. Cụ Đức vội lết đến nồi cơm, xới bát cơm trắng. Run rẩy cụ bón từng thìa cơm trộn nước mắm cho con, bàn tay người mẹ run run, nên có thìa cơm rớt cả ngoài.
Bị liệt từ khi mới sinh ra, anh Đỗ Văn Hưng (sinh năm 1979) chỉ nằm một chỗ la hét
Cuộc sống cùng cực, đã mấy lần cụ Đức tính chuyện bán con chó vì thương nó, để nó ở lại sợ nó có ngày chết vì đói, nhưng cụ lại không đành lòng, bởi nó là người bạn duy nhất của cụ, nhiều lần cứu cụ thoát chết
Là người thường xuyên vận động quyên qóp giúp đỡ mẹ con cụ Đức, anh Nguyễn Văn Trung - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Hòa ái ngại cho biết: Gia cảnh của cụ thực sự rớt nước mắt. Mẹ liệt nửa người lê lết chăm con liệt nằm một chỗ bao nhiêu năm nay, khổ sở không thể nào nói hết được.
“Địa phương và bà con hàng xóm cũng rất quan tâm, nhưng thú thật chỉ thi thoảng hỗ trợ được bó rau, bát gạo cho cụ, còn lại chưa tìm được nguồn nào cả. Qua đây, chúng tôi tha thiết mong bạn đọc Dân trí cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình cụ”, anh Trung nói.
Bữa ăn chỉ có cơm trắng chan chút mắm nhìn đến nhói lòng của 2 con người tàn tật
Mọi tấm lòng hảo tâm giúp đỡ xin gửi về: 1. Mã số 3971: Cụ Nguyễn Thị Đức Thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0912181703 (số anh Trung Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Hòa) 2. Báo điện tử Dân trí Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490 Email: nhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK:Báo Điện tử Dân trí Số TK: 1017378606 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Dien tu Dan tri Account Number: 1017780241 Swift Code: BFTV VNVX 045 Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Điện tử Dân trí Số TK: 126000081304 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí Số Tài khoản : 26110002631994 Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656. * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Điện tử Dân trí Số TK: 0231195149383 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank: - Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí - Số tài khoản VND: 1400206035022 - Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ. * Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí - Số tải khoản VND: 1017589681 - Chi nhánh Hà Nội. 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725 VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Hương Hồng
Không tham gia dân quân tự vệ có bị đi tù không?
Sau đây, LuatVietnam sẽ giải đáp một trong những câu hỏi trong group Cùng hiểu luật về việc tham gia dân quân tự vệ.
Câu hỏi: Cho em hỏi, không tham gia dân quân tự vệ có bị đi tù không ạ? Em cảm ơn.
Trả lời:
Tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong đó, lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; lực lượng tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019:
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Như vậy, tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân và bắt buộc phải thực hiện nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ.
Không đi dân quân tự vệ có sao không? (Ảnh minh họa)
Trốn không tham gia dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng
Theo Điều 14 Luật Dân quân tự vệ, trốn tránh, chống đối việc tham gia dân quân tự vệ là một trong những hành vi bị cấm.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
… 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này…
Trong đó, nếu trốn không tham gia dân quân tự vệ thì sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
Theo quy định trên, người trốn tránh, không tham gia dân quân tự vệ có thể bị phạt tiền đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Ngoài ra, về truy cứu trách nhiệm hình sự, hiện nay Bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 322. Đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các trường hợp được tạm hoãn, miễn tham gia dân quân tự vệ
Về các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ quy định:
- Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây: a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ; c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; d) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; đ) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; e) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; g) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; h) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 11 quy định về các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ như sau:
- Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây: a) Vợ hoặc chồng, con liệt sĩ; b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; đ) Người làm công tác cơ yếu.
Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên, công dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng dân quân tự vệ.
Trên đây là các quy định về việc tham gia dân quân tự vệ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.